Kết thúc vòng đời Đèn hơi natri

Đèn đường sử dụng bóng hơi natriÁnh sáng đèn trong bóng tối

Tại điểm kết thúc vòng đời, đèn natri áp suất cao (HPS)  xuất hiện hiện tượng được biết đến với tên gọi "nhấp nháy", gây ra bởi sự mất mát natri trong hồ quang. Natri là kim loại có tính hoạt động hóa học mạnh và mất dần trong phản ứng với nhôm ô-xít trong ống hồ quang. Sản phẩm tạo ra là natri ô-xít và nhôm:

6 Na + Al2O3 → 3 Na2O + 2 Al

Kết quả là, những đèn đó có thể hoạt động được với điện áp thấp, nhưng, do chúng bị nóng lên trong quá trình hoạt động, áp suất khí bên trong ống đèn tăng lên, và điện áp cần để giữ hồ quang càng tăng lên. Khi bóng đèn già, điện áp duy trì cho hồ quang cuối cùng tăng lên vượt quá khả năng đáp ứng của chấn lưu. Khi đèn chạm tởi điểm này, hồ quang không được hình thành, bóng đèn hỏng. Cuối cùng, cùng với hồ quang bị tắt, nhiệt độ đèn giảm, áp suất trong ống đèn giảm, và chấn lưu lại có khả năng tạo ra hồ quang. Tác động này làm cho đèn có thể phát sáng trong một thời gian rồi tắt, rồi lại sáng, thông thường ban đầu ánh sáng trắng hoặc hơi xanh rồi chuyển thành màu đỏ cam trược khi tắt.

Một số chấn lưu có thiết kế phức tạp hơn có thể xác định được hiện tượng "nhấp nháy" và sẽ không cố gắng để khởi động đèn sau một vài chu kỳ, do việc phải lặp đi lặp lại việc tạo ra điện áp mồi cao để khởi động lại hồ quang sẽ làm giảm thời gian sống của chấn lưu. Nếu nguồn bị tắt và được cung cấp lại, chấn lưu sẽ tiếp tục tạo ra quá trình khởi động mới.

Đèn LPS hỏng sẽ không gây ra hiện tượng "nhấp nháy", mà đèn sẽ không thể phát sáng hoặc tạo ra ánh sáng yếu màu đỏ trong pha khởi động. Trong một chế độ hỏng khác, khi có một số lỗ nhỏ làm cho hơi natri từ ống hồ quang rò rỉ vào bóng chân không. Natri sẽ ngưng tụ và tạo ra một lớp phản chiếu trong lớp kính ngoài, ngăn cản một phần ánh sáng từ ống hồ quang. Đèn có thể hoạt động bình thường nhưng hầu hết ánh sáng bị chặn bởi lớp phủ natri khiến cho đèn bị tối hoặc thậm chí không sáng.